KINH ĐỊA TẠNG
(Tiếp Tục)
…Nhưng vì chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề kết ác tập nặng. Kết tức là dồn lại, kết dính lại với nhau. Nghiệp từ đời trước liên kết với nghiệp của đời này, nghiệp của đời này lại dây dưa liên lụy tới đời sau, đời đời kiếp kiếp, các nghiệp báo này nối kết nhau liên miên không dứt, giống như sợi dây kết liền thành một mối vậy; nên gọi là kết ác tập nặng. Những ác tập (thói quen xấu ác) này là những gì? Có mười tập khí xấu ác gọi là Thập Ác Tập.
1) Dâm dục: Thói xấu thứ nhất là dâm dục. Tất cả chúng sanh đều như nhau, ai nấy đều có lòng dâm dục. Ðây là mối phiền toái thứ nhất, cũng là điều rất khó đoạn trừ. Việc đoạn dứt dâm dục còn khó hơn lên trời nữa. Do đó, nếu chúng ta điều phục được lòng dâm dục, tức là người nữ thấy người nam thì không khởi tâm ham muốn, và người nam thấy người nữ thì chẳng sanh lòng tà vạy thì gọi là hàng hổ hoặc phục hổ, tức là đã đánh thắng loài cọp dữ, khiến chúng phải đầu hàng quy phục. Lại thêm, nếu chúng ta cũng không còn phiền não, thì có thể nói rằng chúng ta đã hàng phục được cả loài rồng rồi vậy. Phiền não vô minh thì giống như con rồng vậy, rồng có khả năng biến hóa vô cùng, không thể đoán trước được lúc nào nó sẽ thình lình xuất hiện.
Vậy, việc phải làm trước nhất là đoạn trừ lòng dâm dục. Qua sự việc này có thể thấy được quý vị có công phu tu hành, có đạo đức, có thật sự dụng công hay không. Quý vị có thể tự thử nghiệm chính mình, tự tìm hiểu chính mình. Nếu quý vị đã đoạn trừ được dâm tâm rồi tức là quý vị có công phu tu tập, lòng dâm chưa dứt thì quý vị vẫn còn lậu thoát. Cho nên, tu vô lậu tức là dứt bỏ lòng dâm dục, còn dâm tâm là còn hữu lậu, hết dâm tâm mới là vô lậu.
2) Tham: Ác tập thứ hai là tham lam. Vì sao có lòng dâm dục? Chính là vì có lòng tham, ham muốn cảm giác, khao khát thỏa mãn dục niệm của chính mình.
3) Mạn: Mạn tức là kiêu mạn và đây là thói xấu thứ ba. Thế nào gọi là kiêu mạn? Bản thân mình vốn chưa hẳn là thông minh hơn người, nhưng lúc nào cũng cho rằng mình thông minh xuất chúng, khinh thường tất cả những người khác, đến đâu cũng muốn mình là số một. Đó chính là lòng kiêu mạn đang tác quái.
4) Sân: Ðây là thói xấu thứ tư. Kẻ mang lòng sân hận thì đối với bất cứ ai cũng sanh tâm oán ghét, lúc nào cũng hằn học. Thí dụ, mày không tốt với tao, tao phải tìm cách giết mày để báo thù.
5) Trá: Ác tập thứ năm là trá. Tức là xảo trá, lường gạt, làm những việc giả dối hư ngụy.
6) Cuống: Cuống tức là nói dối, vọng ngữ. Trá tức là bản thân vốn là người xấu, nhưng bề ngoài lại làm ra vẻ người tốt, khéo che đậy khiến kẻ khác không nhận ra được. Còn cuống tức là nói dối, bịp bợm, nói sai sự thật, bất cứ chuyện gì cũng nói dối một cách trơn tru, trót lọt được cả.
7) Oán: Oán tức là việc gì cũng oán trách người khác; rõ ràng là mình sai, là lỗi của mình, nhưng lại đổ lỗi cho người khác. Thí dụ, nếu hắn không bảo tôi làm như thế thì tôi đâu có làm. Chuyện này không thể trách tôi được. Ðó là lỗi của hắn. Hắn mới là người có lỗi. Cho nên, kẻ ôm lòng hờn oán thì bất cứ tội lỗi gì cũng trút lên đầu lên cổ người khác cả.
8) Tà kiến: Ðây là thói xấu thứ tám. Tà kiến tức là tà tri tà kiến, cái nhìn sai lầm hoặc sự hiểu biết lệch lạc, dẫn dắt con người đi vào con đường bất chánh, tà vạy.
9) Uổng: Uổng có nghĩa là cong vạy, không ngay thẳng.
10) Tụng: Ác tập thứ mười là tố tụng. Tức là thích kiện cáo, tranh cãi hơn thua. Có những kẻ vốn sai quấy, có lỗi, thế mà lại muốn kiện cáo, thưa với quan tòa là lỗi của người khác, rồi buộc đối phương phải bồi thường tiền bạc cho mình. Nói tóm lại, bản thân mình vốn là vô lý mà lại vu khống, tìm cách làm cho người khác bị hàm oan, đó gọi là tụng.
Mười thói quen xấu hay Mười Ác Tập này trong Kinh Lăng Nghiêm (quyển tám) gọi là Mười Tập Nhân, tức là mười nguyên nhân tập khí xấu dẫn đến các quả báo khổ sở trong sáu đường Lục Giao Báo. Chính vì chúng sanh tiêm nhiễm mười tập khí này nên nói là kết ác tập nặng…
KSHITIGARBHA SUTRA
(Continue)
…But because living beings in the Jambudvipa world have accumulated heavy evil habits. To accumulate means to store, to stick together. The karma from previous lives is linked with the karma of this life, the karma of this life is entangled and related to the next life, life after life, these karmic retributions are linked together endlessly, like a rope that is tied together into one; therefore, it is called heavy evil habits. What are these evil habits? There are ten evil habits called The Ten Evils.
1) Lust: The first bad habit is lust. All living beings are the same, everyone has lust. This is the first trouble, and it is also very difficult to eliminate. It is even more difficult to eliminate lust than to ascend to heaven. Therefore, if we can control lust, that is, when a woman sees a man, she does not have lustful thoughts, and when a man sees a woman, he does not have evil thoughts, then it is called subduing a tiger or taming a tiger, that is, we have defeated the fierce tiger, forcing it to surrender. Furthermore, if we also have no more afflictions, then it can be said that we have subdued the dragon. The affliction of ignorance is like a dragon, a dragon has the ability to transform infinitely, it is impossible to predict when it will suddenly appear.
So, the first thing to do is to eliminate lust. Through this, we can see whether you have the ability to practice, have morality, and are truly diligent. You can test yourself and understand yourself. If you have eliminated lust, it means you have the ability to practice. If lust has not been eliminated, then you still have leakage. Therefore, cultivating the non-leakage means eliminating lust. If lust still exists, it still has leakage. Only when lust is gone can one be free from leakage.
2) Greed: The second evil habit is greed. Why is there lust? It is because of greed, desire for feelings, and the desire to satisfy one's own desires.
3) Pride: Pride means arrogance and this is the third bad habit. What is arrogance? You yourself are not necessarily smarter than others, but you always think that you are exceptionally smart, look down on everyone else, and want to be number one wherever you go. That is arrogance at work.
4) Anger: This is the fourth bad habit. A person with anger will always have a hateful heart towards anyone, always resentful. For example, you are not good to me, I must find a way to kill you to get revenge.
5) Deception: The fifth evil habit is deception. That is, being cunning, deceitful, doing false and deceitful things.
6) Deceit: Deceit means lying, false speech. Deception means that one is inherently a bad person, but on the outside pretends to be a good person, cleverly covering up so that others cannot recognize it. Deceit means lying, cheating, telling untruths, lying about anything smoothly and successfully.
7) Resentment: Resentment means blaming others for everything; it is clear that you are wrong, it is your fault, but you blame others. For example, if he does not tell me to do it, I have not done it. This cannot be blamed on me. It is his fault. He is the one at fault. Therefore, those who hold grudges will blame everyone for their sins.
8) Wrong views: This is the eighth bad habit. Wrong views mean wrong knowledge, wrong views or distorted understanding, leading people to go down the wrong, crooked path.
9) Tortuous: Tortuous means crooked, not straight.
10) Litigation: The tenth evil habit is litigation. That is, liking to sue, to argue and win. There are people who are inherently wrong and at fault, but still want to sue, tell the judge that it is the fault of others, and then force the other party to compensate them with money. In short, one is inherently unreasonable but still slanders and finds ways to make others wrongly accused, that is called litigation.
These ten bad habits or Ten Evil Practices in The Shurangama Sutra (volume eight) are called Ten Causes of Bad Practices, that is, ten causes of bad habits that lead to miserable results in the six paths of the Six Realms of Retribution. Because living beings are infected with these ten habits, it is said that they have heavy bad habits…
Ref: Thiên Cẩm Hồng 03/10/2025
KINH ĐỊA TẠNG
KSITIGARBHA SUTRA
1 to 7